granola ăn với gì

Bài 64: Granola ăn với gì? Còn điều gì về granola bạn chưa biết?

by admin
1,065 views

Nếu bạn vô tình nói về granola mình tin nhiều người thậm chí còn không biết chúng là gì huống chi là granola ăn với gì? Không tin bạn có thể thử. Nói thật là đến khi mình ý thức hơn về chế độ ăn uống và bắt đầu chia sẻ về hạt mình mới bắt đầu tìm hiểu về granola nhiều hơn. Trước đó thì hoàn toàn mờ tịt và thời điểm này mình cũng đâu đó đi qua 1/3 tuổi đời rồi. Vì vậy mong rằng qua bài viết này, mọi người sẽ biết đến granola sớm hơn mình hoặc cho dù trễ thì cũng không mất quá nhiều thời gian như mình.

Granola là gì?

Granola parfait với hạt chia, sữa chua và dâu tây

Granola là thực phẩm được chế biến từ yến mạch cán, các loại hạt ngũ cốc như hạnh nhân, hạt điều, hạt óc chó, hạt bí, hạt macca, … và sử dụng hoa quả khô như nho, táo tàu, đào, chà là,… hoặc mật ong, đường nâu để tạo vị ngọt chứ không sử dụng đường hóa học. Tất cả hỗn hợp này được trộn đều và đem nướng đến khi vàng giòn, có màu nâu đẹp mắt và hương vị giòn ngọt thơm ngon. Do đó granola ăn với gì ngày càng được nhiều người quan tâm hơn và thường được dùng làm đồ ăn sáng hoặc ăn nhẹ phổ biến ở các nước phương Tây.

Xem thêm: Ăn granola có béo không? Vì sao chúng được ưa chuộng?

Không những vậy, những người quan tâm đến lối sống lành mạnh cũng như các chế độ ăn kiêng tại Việt Nam cũng đang tiếp cận tìm hiểu nhiều hơn, từ đó giúp cho việc ăn granola ngày càng phổ biến hơn.

Tuy không sử dụng đường hóa học nhưng những thành phần của chúng như đường nâu, dầu, sô cô la có thể chứa nhiều đường và chất béo, nên hãy cân nhắc kĩ về mục đích ăn granola của bạn để điều chỉnh lượng ăn cũng như granola ăn với gì cho hợp lý.

Xem thêm: Một công thức granola cơ bản gồm những thành phần gì?

Granola bao nhiêu calo?

Granola đậm đặc calo, cũng như giàu protein, chất xơ và vi chất dinh dưỡng. Theo USDA (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ), cứ trong 100g granola sẽ chứa khoảng 471 kcal cùng 10g protein, 20g chất béo, 64g carbohydrate, 5g chất xơ, 29g đường,… Ngoài ra, granola còn chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu như: natri, kali, kẽm, phốt pho, canxi, sắt, kẽm, magie, đồng, các loại vitamin (E, A, C, B6), photpho, folate, thiamin, … 

Lượng calo trong granola cũng khác nhau tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu cũng như phương pháp chế biến và cách kết hợp granola ăn với gì của người sử dụng.

Xem thêm: Ăn granola giúp bạn tăng hay giảm cân?

Có mấy loại granola?

Thanh granola nho khô giúp công thức granola ăn với gì trở nên thu hút hơn

Có hai loại granola thường gặp là granola dạng rời truyền thống và thanh granola bars.

Ngoài ra có hai loại hỗn hợp ngũ cốc tương tự là muesli hay trail mix (hỗn hợp hạt và trái cây khô) cũng dễ gây lầm tưởng với granola. Nguyên nhân thường do chúng có các nguyên liệu gần giống như nhau và khi thưởng thức, tất cả chúng cũng đều được kết hợp đa phần là với trái cây cũng như các chế phẩm từ sữa tương tự như granola ăn với gì. Cho nên việc nhầm lẫn này cũng diễn ra khá thường xuyên và bình thường.

Tuy nhiên chúng có những điểm khác biệt nhất định như thế nào thì về sau mình sẽ chia sẻ nhiều hơn.

Xem thêm: Granola và muesli vì sao hay bị nhầm lẫn? Cách giúp bạn dễ dàng phân biệt chúng?

Granola cũng được chia làm granola chế biến sẵn thường bày bán trong các siêu thị, cửa hàng hay gian hàng điện tử và granola homemade thường chế biến tại nhà theo công thức riêng của mỗi người.

Xem thêm: Ba cách tự làm tại nhà và những bí kíp để có một mẻ granola ngon

Lợi ích khi ăn granola

  • Hỗ trợ giảm cân
  • Hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn
  • Giảm lượng cholesterol
  • Cải thiện huyết áp
  • Giảm lượng đường trong máu
  • Tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tật
  • Ngăn ngừa chứng đau nửa đầu
  • Giúp chăm sóc da
  • Tốt cho phụ nữ mang thai
  • Tăng cường năng lượng

Xem thêm: Vì sao granola lại hỗ trợ được nhiều lợi ích cho sức khỏe đến vậy?

Granola ăn với gì vừa ngon vừa bổ?

Bữa sáng với granola và việt quất

Granola thường được ăn kết hợp với các chế phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa chua không đường, sữa chua Hy Lạp hay sữa từ các loại hạt, ăn kèm với các loại salad trái cây hoặc sinh tố, đôi khi được dùng làm topping cho các món bánh hay smoothie bowl. Với giá trị dinh dưỡng cao nên granola có thể sử dụng trong hầu hết các bữa ăn trong ngày, tuy nhiên khẩu ăn phải có giới hạn nhất định, nếu không dễ gây tác dụng ngược.

Granola ăn với gì vào buổi sáng: theo khảo sát, nhiều người cho rằng ăn granola vào bữa sáng là tốt nhất cho cơ thể, vì đây là loại ngũ cốc cung cấp nguồn năng lượng tuyệt vời, giúp cơ thể hoạt động cả ngày mà không biết mệt mỏi. Granola ăn với gì bằng các công thức ăn đơn giản, nhanh gọn như:

  • Granola bowl: kết hợp granola với sữa tươi không đường, sữa hạt, sữa chua ít đường và các loại trái cây tươi : dâu tây, việt quất, kiwi, táo xanh, táo đỏ… Thêm vào đó một số loại bột để có hương vị ưa thích: bột ca cao, bột trà xanh, bột quế sao cho phù hợp với khẩu vị. Nếu granola của bạn chưa đủ ngọt, có thể thêm chất tạo ngọt từ bơ hạt, mật ong, si rúp, …
  • Rắc lên các món sinh tố rau, trái cây và thêm ít hạt chia, tạo cảm giác vừa uống vừa nhai giòn giòn, tăng sự thích thú.
  • Rắc lên món bánh mì chuối: phết một lớp bơ hạt lên lát bánh mì đã nướng, xếp chuối đã cắt lát lên trên, rắc hạt chia và một ít granola trên cùng. Món ăn vừa giòn béo, thơm và có vị ngọt rất đáng để thử.

Xem thêm: 5 ý tưởng granola ăn với gì bắt mắt cho bữa sáng đầy dinh dưỡng của bạn

Granola ăn với gì vào bữa chính: kết hợp granola với các thực phẩm lành mạnh khác như thịt gà, trứng, cá, đậu hũ và các loại rau xanh như súp lơ, cải xoăn, cải thảo, các loại đậu, bắp,.. bằng cách rắc granola lên món ăn sau khi hoàn thành tăng thêm vị ngọt thanh nhẹ.

Granola ăn với gì vào bữa phụ và trước khi đi ngủ: không nên ăn granola quá sát giờ đi ngủ tạo áp lực cho dạ dày hoạt động mà thay vào đó nên ăn chúng trước khi ngủ ít nhất 2 tiếng nếu còn đói.

Lúc này nên dùng granola nguyên chất không thêm nguyên liệu phụ hoặc ăn dưới hình thức granola bars (thanh yến mạch) hoặc kết hợp granola với các loại mứt: táo, nho, hồng… tăng thêm hương vị.

Xem thêm: Top 4 lưu ý để ăn granola đúng cách bạn không nên bỏ qua

Ai nên ăn granola?

  • Phụ nữ mang thai
  • Người đang ăn kiêng
  • Người muốn tăng cân
  • Vận động viên
  • Người đang đi du lịch đường dài

Xem thêm: Cách làm granola bằng chảo chỉ 5 phút hoàn toàn không cần lò nướng

Nên ăn bao nhiêu granola là đủ?

Granola bowl với xoài và dừa non

Vậy nên hãy ăn granola điều độ và khoa học, từ 50gr tương đương 4 muỗng mỗi buổi sáng, 3-4 lần một tuần và chia ra xen kẽ từng bữa hoặc ăn theo lịch cách tuần nghỉ để cơ thể luôn cân bằng và khỏe mạnh.

Nếu bạn chỉ đơn giản ăn granola với chất lỏng và 1 loại trái cây thì 50g là hợp lý, tuy nhiên nếu bạn kết hợp granola với nhiều trái cây hơn thì bạn nên dùng khoảng 2 muỗng granola thôi là được. Nhờ đó bạn có thể ăn chúng mỗi ngày với liều lượng ít hơn mà vẫn không tăng lượng calo nạp vào.

Ăn granola điều độ, chú ý đến liều lượng và kiên nhẫn, yên tâm là granola chắc chắn tốt cho bạn về lâu dài.

Xem thêm: Top 10 ý tưởng ăn sáng mới lạ cho bạn nếu đã ăn đủ số bữa với granola

Nhược điểm khi ăn granola quá thường xuyên

Mặc dù granola có chứa một số thành phần lành mạnh, nhưng nó có thể chứa nhiều calo, chất béo và đường bổ sung. Các chất béo như dầu thực vật, dầu dừa và bơ hạt thường được thêm vào để giúp kết dính các thành phần, thêm hương vị và hỗ trợ quá trình nướng granola.

Ăn nhiều đường và chất béo hơn khẩu phần quy định có thể dẫn đến nổi mụn, da sần sùi, tăng cân không mong muốn, làm tăng nguy cơ béo phì và bệnh chuyển hóa vì lượng calo quá lớn được nạp vào một các thường xuyên.

Ăn quá nhiều đường cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh, chẳng hạn như bệnh tiểu đường loại 2, béo phì, bệnh tim, sâu răng và thậm chí một số loại ung thư. Do đó, hãy hạn chế các thành phần trong các món granola ăn với gì như vụn sô cô la, mật ong và trái cây sấy khô chứa đường.

Hơn nữa, granola được chế biến theo hình thức nướng, theo lý thuyết thực dưỡng thì không nên sử dụng quá nhiều hình thức này vì sẽ gây mất cân bằng âm dương cho cơ thể, đây là tình trạng khiến sức khỏe suy giảm, tinh thần mệt mỏi, mắt thâm quầng, da nhợt nhạt, chân tay tê buốt dù thời tiết nóng, sợ lạnh, sợ gió,…

Xem thêm: Hướng dẫn làm granola bằng nồi chiên không dầu tiện lợi

Những lưu ý nếu bạn đang muốn mua granola chế biến sẵn

Granola bowl với chuối và việt quất

Kiểm tra hàm lượng đường

Granola chế biến sẵn có thể được nạp rất nhiều đường không phải là đường hóa học trực tiếp tuy nhiên đường đến từ chất tạo ngọt mà thương hiệu đó sử dụng. Thay vì xi-rô ngô hay mật ong có hàm lượng đường cao mà bạn vẫn nghĩ là chúng lành mạnh thì bạn có thể chọn được những khác lành mạnh hơn. Nước mía bay hơi, rỉ mật đường (molasses), xi-rô gạo lứt , chất rắn xi-rô yến mạch (oat syrup solids) —chúng đều là chất tạo ngọt. Bạn nên nhắm đến những loại có chứa 8 gram đường mỗi khẩu phần ăn hoặc ít hơn.

Xem lượng calo

Granola thường chứa đến vài trăm calo cho mỗi khẩu phần. Granola lành mạnh là những loại có ít hơn 200 calo cho mỗi khẩu phần ¼ cốc, 270 calo cho mỗi khẩu phần ⅓ cốc hoặc 400 calo cho mỗi khẩu phần ½ cốc. Do đó, bạn nên đọc kỹ bao bì trước khi chọn loại granola muốn mua để hỗ trợ giảm cân nhé!

Cân nhắc kỹ hàm lượng chất béo

Rất nhiều granola chứa chất béo không bão hòa và omega-3 tốt từ các loại hạt có lợi cho tim. Nhưng các nhà sản xuất có thể đánh lừa bạn bằng cách dùng chỉ số cho béo của cả hộp mà không tính trên khẩu phần. Do đó, hãy tìm sản phẩm nào có từ 2 đến 3 gam chất béo trong mỗi khẩu phần 1/4 cốc là ổn áp nhất.

Xem nhà sản xuất dùng loại dầu nào

Nhiều loại granola sử dụng dầu cọ và dầu hydro hóa trong danh sách thành phần của chúng. Với hàm lượng chất béo bão hòa cao, những loại dầu này không hoàn toàn dành cho sức khỏe tim của bạn. Một số công ty sản xuất có tâm sẽ thay thế những sản phẩm dầu này cho các lựa chọn thay thế lành mạnh hơn như dầu dừa hữu cơ và dầu ô liu siêu nguyên chất. Và đương nhiên giá thành của những loại này sẽ tốt hơn nhưng chắc chắn sẽ rẻ hơn tiền mà sau này bạn dùng để điều trị bệnh tim mạch.

Liệu nhà sản xuất có dùng “chất độn” không?

Một số nhà sản xuất lại tiếp tục qua mắt người tiêu dùng granola bằng cách thêm các “chất độn” ít người biết vào bảng thành phần như: inulin (một loại chất xơ hòa tan có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa), phân lập protein đậu nành (soy protein isolate) và các thành phần khác. Tóm lại nếu bạn đọc thấy nguyên liệu nào mà không giống thực phẩm lắm, hãy loại sản phẩm granola đó qua một bên.

Các sản phẩm granola chế biến sẵn công nghiệp tuy là có tiếng trên thị trường khá lâu, đặc biệt là những sản phẩm của Mỹ. Tuy nhiên theo có nhân mình, chúng chứa nhiều chất không cần thiết và dễ gây tăng cân hơn các sản phẩm homemade nhiều. Nếu bạn vô cùng bận rộn hoặc ăn granola không thường xuyên thì vẫn có thể cân nhắc lựa chọn. Tuy nhiên tốt nhất vẫn nên tự làm granola homemade tại nhà hoặc mua các sản phẩm granola nội địa với giá cả phải chăng hơn. Địa chỉ mình tin dùng mua granola bạn có thể tham khảo tại đây.

Lưu trữ và bảo quản granola đúng cách

Granola ăn kèm sữa chua và chuối ít calo

Đối với granola tự làm, để có thời hạn sử dụng lâu nhất, hãy làm nguội hoàn toàn granola trên chảo trước khi chuyển vào hộp. 

Granola sau khi mở bao bì sẽ giữ tốt khoảng vài tuần trong hộp kín ở nhiệt độ phòng tránh nơi có ánh nắng trực tiếp sẽ làm chúng bị hôi dầu hoặc đơn giản hơn là bảo quản chúng trong tủ lạnh. Nếu tự chế biến, nên làm một mẻ để ăn trong khoảng 7 ngày đến một tuần đổ lại là ngon nhất. Granola chế biến sẵn cũng vậy, đừng mua quá nhiều mà hãy mua theo đợt để chúng có độ giòn ngon hơn.

Granola cũng có thể được đông lạnh để bảo quản lâu dài hơn. Nhưng granola không bao giờ tồn tại lâu như vậy được đâu, bạn chắc chắn sẽ ăn hết chúng rất nhanh.

Nên lấy một lượng granola vừa đủ ăn và đậy nhanh nắp hộp để không khí không làm yểu granola của bạn một cách nhanh chóng.

Xem thêm: Đổi gió với 3 công thức làm granola bar “siêu giòn” cả nhà đều thích

You may also like

Leave a Comment